Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Để chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân, dễ xin việc khi ra trường, đồng thời điểm chuẩn không quá cao đó là mong muốn của đa số các em học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, để chọn được ngành phù hợp không phải đơn giản.

Chúng tôi xin giới thiệu với các bậc phụ huynh và các em học sinh một số ngành dễ xin việc trong vòng 4 năm đến để các em tham khảo.
Nhóm ngành điện – điện tử: Dễ xin việc
Tốt nghiệp nhóm ngành điện - điện tử sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp vào đời sống hàng ngày.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản lý hệ thống điện – điện tử trong các doanh nghiệp sản xuất là rất lớn, hoặc nếu không xin được việc tại các doanh nghiệp, sinh viên ra trường cũng có thể làm ở các xí nghiệp, nhà máy nhỏ và cũng có thể tự mở doanh nghiệp sửa chữa điện, thiết bị gia dụng, đồ dùng cho người dân.
Điểm chuẩn nhóm ngành điện - điện tử không quá cao, ở các đợt tuyển sinh ĐH các năm trước, nhóm ngành này chỉ dao động từ 14 đến 21 điểm. Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, nhóm ngành điện – điện tử rất thích hợp cho những em học sinh vùng sâu, vùng xa nơi đang từng bước phát triển kinh tế, khi ra trường các em cũng không cần sự quen biết để xin việc mà các công ty luôn chú trọng đến kiến thức, năng lực của sinh viên.
Nhóm ngành nông – lâm – ngư: Ổn định
Trong các đợt tuyển sinh những năm trước cho thấy, ngành nông – lâm – ngư rất ít được thí sinh quan tâm, tuy nhiên ngành nông lâm là ngành học có rất nhiều cơ hội kiếm việc bởi Nhà nước đầu tư rất lớn vào ngành này để thúc đẩy sản xuất.
Nhóm ngành này có rất nhiều ngành khác nhau như quản lý tài nguyên thiên nhiên, công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật, khoa học cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, chăn nuôi, thú ý, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,… Điều dễ nhận thấy ở các thí sinh và phụ huynh không muốn cho con học ngành này vì cho rằng, học 4 năm mà ra làm nông dân.
Tuy nhiên, nếu hiểu đúng về nhóm ngành này sinh viên ra trường sẽ rất dễ xin việc, bởi vì theo phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông - lâm - ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Sinh viên ra trường không phải làm các công việc ở ngoài đồng lúa hay trên rừng mà chỉ làm các công việc nghiên cứu, chế tạo.
Điểm trúng tuyển nhóm ngành nông – lâm – ngư cũng không cao, chỉ dao động ở mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT, chỉ riêng ngành công nghệ sinh học có điểm trúng tuyển cao nhất là 17 điểm.
Nhóm ngành Công nghệ: Mới nhưng hấp dẫn
Trong nhóm ngành công nghệ có 2 ngành được các thí sinh quan tâm nhất đó là ngành công nghệ thực phẩm và ngành công nghệ môi trường, tuy nhiên ngoài cái tên ngành học đang “hot” thì không ít thí sinh vẫn chưa biết nhóm ngành này ra trường sẽ làm gì.
Đối với ngành công nghệ thực phẩm, tân cử nhân sẽ làm việc ở những nơi có liên quan đến vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất, tham gia thiết kế chế tạo thiết bị công nghệ, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học.
Đối với ngành công nghệ môi trường, tân cử nhân có thể thiết kế, thi công, vận hành và quản lý hệ thống cấp thoát nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp, công nghệ xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt - chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.
Cử nhân ngành công nghệ môi trường còn có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, đồng thời biết tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường.
Đúng như nhận định của các thí sinh, hiện nay hai ngành học này đang rất “hot” và rất có triển vọng về việc làm trong các năm tới. Chính vì vậy, điểm chuẩn của ngành này cũng khá cao, dao động từ 18 – 21 điểm.
Nhóm ngành xã hội: Hoàn toàn có thể có thu nhập cao
Ngoài  ngành báo chí và luật ra thì hiện nay, xu hướng của thí sinh trong việc chọn ngành, nghề đều “né” các ngành xã hội vì cơ hội việc làm sau khi ra trường ít, tỷ lệ thất nghiệp nhiều. Tuy nhiên, lãnh đạo của nhiều ngành xã hội cho biết, nhiều ngành xã hội đang khan hiếm nguồn nhân lực.
Một số ngành xã hội có nhiều triển vọng về việc làm trong các năm tới như ngành Quốc tế học, Đông phương học, ngành Hán Nôm, Việt Nam học, du lịch, văn hóa, xuất bản… Khi học các ngành này, sau khi ra trường sinh viên sẽ được làm tại các Viện nghiên cứu, các hội, sở ban ngành của Nhà nước hoặc cũng có thể làm giảng viên tại các trường đại học.
Ngành xã hội hiện nay đang rất cần nhân lực có chất lượng vì đa số thí sinh giỏi đều có ý định theo học các ngành kinh tế, tài chính – ngân hàng,… Do đó, nếu có niềm đam mê ngành và có năng lực học tập tốt, chắc chắn sinh viên ra trường sẽ được có việc làm như mong muốn.
Cụ thể như với ngành du lịch, trong quá trình học tập sinh viên học thêm nhiều ngoại ngữ khác nhau thì tỷ lệ có việc làm ở những công ty du lịch lữ hành lớn, được đi hướng dẫn du lịch nước ngoài với số lương cao hơn các ngành kinh tế là chuyện hết sức bình thường.
Với một số ngành xã hội khác cũng vậy, nhiều thí sinh cứ tưởng học ngành xã hội ra trường chỉ được làm việc ở Nhà nước với số lương hàng tháng thấp nhưng khi xin vào cũng cần phải quen biết. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai vì sinh viên học các ngành này hoàn toàn có thể làm ở những công ty có các hoạt động như tổ chức sự kiện, tổng hợp, xuất bản,…
Ngành Xây dựng: Việc làm nhiều
Nhiều thí sinh cho rằng học ngành xây dựng khi ra trường sẽ làm việc ngoài nắng, ít được xã hội kính trọng. Tuy nhiên, đây là ngành hiện được xã hội rất quan tâm do nhu cầu xây dựng công trình, xí nghiệp, nhà cửa ngày càng nhiều.

Khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư, có thể đảm nhận các công việc ngoài công trường, trong công xưởng hoặc trong văn phòng.
Công việc ngoài công trường bao gồm các vị trí như kỹ sư thi công, thợ đào - đắp đất, đóng - ép cọc, trộn bêtông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường...

Công việc trong văn phòng như chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công.
Đây là ngành không cần sự quen biết để xin việc, do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, quan hệ xã hội nhưng muốn làm giàu thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.
Theo nhận định của các chuyên gia Giáo dục, để có một việc làm tốt sau này, thí sinh không nên đua theo các ngành nghề “cao sang” mà nên chọn nghề phù hợp với mình. Vì có phù hợp với khả năng của mình thì mình mới có thể học giỏi. Vì có thích thì mới học tốt và hẳn nhiên cơ hội việc làm sau tốt nghiệp luôn dành cho những ai có kết quả học tập tốt nhất.
Hoàng Khánh

Ngành học dễ xin việc nhất trong những năm tới

- Biết đâu bất ngờ anh lên bàn thờ ăn xôi
- Vì anh ngu siii ... làm tình ko suy nghĩ :))
- Nhà em có con gà trốg. Mèo con và cún con.Gà trống gáy ò ó o. Mèo con đag ngồi xóc lọ. Cún con đag thôg đít gà
Có con chim vành khuyên mập, dáng trông thật du côn quá! Mặt sẹo, đầu đinh..Đánh chết cha xóm làng. Chim đập bác chào mào bầm tím, Chim đập cô sơn ca bầm xanh, Chim đập anh chích chòe bầm đen, Chim đập chị sáo nâu bầm dập.. Có con chim vành khuyên mập Kết băng cùng con chim ốm. Đầu trọc, mặt ngu, giống đứa đang ngồi đọc. Ừ nhỉiiii...Ngu quá!! :))=)). 
- Có 1 bài ca quên 3 phần tư
- Anh đưa em theo với , rồi đưa em qua biên giới 
- Trên cành cao chim hót, Triển Chiêu đi với người iu. Bao đại nhân trông thấy Triển Chiêu nhăn răng ra cười. Đá bóng với đá cầu Triển Chiêu nhảy lên đánh đầu. Công Tôn Sách tuyệt vời đâm đầu vào bãi cứt trâu.
- 1 c0n vịt xòe ra 2 cây súng. Nó kêu rằng nếu mún sống thì đầu hàng.gặt cảnh sát nó đùng đùng vài phát,lúc zô tù nó mới khóc huhu
-Chuyện 1 chàng cô đơn mãi mặc quần sịp đi tán gái 
- Anh sẽ vì em làm cha thằng bé 3==))
- Tình yêu đâu phải ai cũng may mắn lừa đc nhaoo Biểu tượng cảm xúc pacman
- Mỗi ngày e chọn một chiện ngu ngồi bứt lông cu rồi đút vào mồng
- cô gái cởi trần ra sân hít đất (Cô gái miền quê ra đi cứu nước- cô gái mở đường )
- Anh xl vì đã cướp chai dầu của em , nhưng có người sẽ cho em 1 thùng dầu =))
- Ta quen nhau đã 3 hôm rồi hỡi em cho chén không 
- Em ơi lâu đài tình ái đó, nó đéo có trên trần gian :))
- anh muốn sống bên em tạm thời ... ngu sao sống bên em trọn đời
-Gà mà không gáy là con gà chiên .
Gà mà hay gáy là con gà điên.
Đi lang thang trong sân , bắt con gà , bỏ vô nồi.
Mua 2 lon Tiger , nhắm chân gà , nhắm chân gà.
Gà mà không gáy là con gà gay.
Gà mà không gáy là con gà toi.
Đi lang thang trong sân, bắt con gà, ướp tiêu hành,
Ăn xong lăn quay ra, chết tui rùi, cúm gia cầm
-Đặt bàn tay lên mông giữ chặt si-lip' Màu hồng @@ - Mong ước kỉ niệm xưa.
- một nụ cười lun hé tắt máy xún xe
- Bà già bắn máy bay.. Không may rách cái quần.. Thằng mĩ nó bò ra xem ố ô cái j thế này ố ô cái j thế này =] =]
- Bà già nắm tay ông già, bà già dắt ông vô phòng, bà già đè ông lên giường, hai đứa ... *hí hí hí hí*
- Bà già nắm tay ông già, bà già dắt ông vô phòng, bà già đè ông lên giường, hai đứa ... *hí hí hí hí*
- Người yêu ơi có biết anh thích ăn thịt chó. Cũng đã lâu lắm r chưa có ăn thịt cầy.
- Cô giáo em, người châu phi, cô hay cười mắt cô so le. Cô rất yêu, thằng da đen, cái răng đen xì hôi mùi cứt chó
- Đoàn quân Việt Nam đi, không cần súng ống bước chân từ hoàng sa đi ra trường sa. Cờ TQ phấp phới như rẻ ráck, súng thần công bắn chết Mao trạch lông. 
- Đã k còn thời đao kiếm,ngày xưa ấy giao lưu với dân giang hồ,ngồi trên núi luyện võ công giống như trong võ lâm truyền kì
- Em nói em yêu anh mà bóp dz* em không cho , người yêu hỡi em yêu anh dzậy sao =))
- Hai vây xinh xinh , cá vàng bơi trong chảo nóng , bơi lên lặn xuống , cá vàng cháy đen thui
- Em ơi có bao nhiêu, 60 giây làm tình. 20 giây đầu, anh cởi áo em ra
- Ôi nước tràn bờ đê,nước tràn bờ đê...Pê đê khắp một miền quê
- đã khuya rồi vẫn ngồi đếm lông, đếm xong đếm xong rồi đếm lại từ đầu Biểu tượng cảm xúc pacman
đọc một hồi mới nhận ra là lời bài hát bị chế Biểu tượng cảm xúc pacman

Sâm Alipas Hồi nhỏ có thuộc bài nào trong này

Nhạc chế vui

http://www.daylamgiau.net/2012/06/ung-dung-ban-o-tu-duy-vao-viec-phat.html
http://www.petalia.org/inspiration.htm


1. edX — Học các khóa học online từ các trường đại học tốt nhất trên thế giới
https://www.edx.org/
2. Coursera — Học các khóa học online tốt nhất thế giới miễn phí
https://www.coursera.org/
3. Coursmos — Học khóa học vi mô ở bất kỳ đâu, sử dụng bất kỳ thiết bị nào
https://coursmos.com/
4. Highbrow — Nhận các khóa học nhỏ gọn hàng ngày ở inbox của bạn
http://gohighbrow.com/
5. Skillshare — Các lớp học và dự án online để mở ra sự sáng tạo của bạn
https://www.skillshare.com/
6. Curious — Phát triển kĩ năng với các bài học video online
https://curious.com/
7. lynda.com — Học công nghệ, kĩ năng sáng tạo và kinh doanh
http://www.lynda.com/
8. CreativeLive — Học các khóa học sáng tạo miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu thế giới
https://www.creativelive.com/
9. Udemy — Học các kĩ năng thực sự online
https://www.udemy.com/
HỌC CÁCH CODE (VIẾT MÃ)
10. Codecademy — Học code miễn phí
https://www.codecademy.com/
11. Stuk.io — Học code từ ban đầu
https://stuk.io/
12. Udacity — Lấy bằng nano từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
https://www.udacity.com/
13. Platzi — Học trực tuyến về thiết kế, marketing và code
https://courses.platzi.com/
14. Learnable — Cách tốt nhất để phát triển web
https://learnable.com/
15. Code School — Học code thực hành
https://www.codeschool.com/
16. Thinkful — Nâng cao nghề nghiệp với sự giúp đỡ 1-1
https://www.thinkful.com/
17. Code.org — Bắt đầu học từ hôm nay với các bài giảng cơ bản
https://code.org/
18. BaseRails — Rèn luyện Ruby on Rails và các web công nghệ khác
https://www.baserails.com/
19. Treehouse —Học HTML, CSS, ứng dụng iPhone và hơn thế nữa
https://teamtreehouse.com/
20. One Month — Học code và xây dựng ứng dụng web trong vòng 1 tháng
https://onemonth.com/
21. Dash — Học cách tạo ra các website tuyệt vời nhất
https://dash.generalassemb.ly/
HỌC CÁCH LÀM VIỆC VỚI SỐ LIỆU.
22. DataCamp — Online R tutorials and data science courses. Các bài giảng R online và khóa học về số liệu khoa học
https://www.datacamp.com/
23. DataQuest — Học về số liệu khoa học
https://www.dataquest.io/
24. DataMonkey — Phát triển kĩ năng phân tích theo cách đơn giản, nhưng vẫn thú vị
http://datamonkey.pro/
HỌC NGOẠI NGỮ MỚI
25. Duolingo — Học ngoại ngữ miễn phí
https://www.duolingo.com/
26. Lingvist — Học ngoại ngữ trong 200 giờ
https://www.lingvist.io/
27. Busuu — Cộng đồng học ngoại ngữ miễn phí
https://www.busuu.com/enc/
28. Memrise — Sử dụng flashcards để học từ vựng
https://www.memrise.com/
MỞ RỘNG VỐN KIẾN THỨC.
29. TED-Ed — Các video định hướng về giáo dục
http://ed.ted.com/
30. Khan Academy — Một thư viện với các nội dung đa dạng
https://www.khanacademy.org/
31. Guides.co — Tìm kiếm bộ sưu tập hướng dẫn online lớn nhất
http://guides.co/
32. Squareknot — Những hướng dẫn từng bước đẹp
https://squareknot.com/search/projects
33. Learnist — Học từ các web, nội dung in và video được lựa chọn cẩn thận
http://learni.st/
34. Prismatic — Học những điều thú vị từ gợi ý của xã hội
http://getprismatic.com/home
WEB KHÁC
35. Chesscademy — Học cách chơi cờ miễn phí
http://www.chesscademy.com/
36. Pianu — Cách mới để học chơi piano online
https://pianu.com/
37. Yousician— Gia sư dạy ghita riêng cho thời đại công nghệ
http://get.yousician.com/

HỌC 1 KHÓA HỌC ONLINE


🔶 Bước 1. Nhận thức vấn đề
Bước đầu tiên là nhận thức được cảm xúc của bản thân mình. Điều này có vẻ khá mơ hồ nhưng là bước cơ bản để có thể giải quyết vấn đề. Ví dụ như khi bạn đang lái xe và có người khác bất ngờ tạt ngang ngay trước đầu xe của bạn, bạn có thể thể hiện sự bực tức bằng cách hét lên với người lái xe kia… Hãy nhận biết cảm xúc của mình và điều gì gây ra cho bạn cảm xúc ấy.
🔶 Bước 2. Đặt tên cho cảm xúc
Bước thứ hai là đặt tên cho cảm xúc mình đang trải qua. Tiếp tục với tình huống được đưa ra làm ví dụ ở bước 1, nếu có người bất ngờ tạt ngang ngay trước đầu xe của bạn, bạn có thể đặt tên cho cảm xúc của mình là: “tức giận”, “lo lắng vì gặp phải tình huống nguy hiểm”… Ngay khi bạn đã gọi được tên cảm xúc đó, bạn bắt đầu có thể phân tích, nhìn nhận nó.
🔶 Bước 3. Chịu trách nhiệm
Bước thứ ba này được gọi là chịu trách nhiệm cho chính cảm xúc của mình. Đây có thể là một trong những việc rất khó khăn bởi bạn có thể biện minh rằng “cái ông lái xe cắt ngang trước mặt tôi kia mới là người có lỗi” nhưng bạn lại quên mất rằng cảm xúc tức giận mà bạn đang có là do chính bạn tự chọn lấy. Có thể nói, trong hoàn cảnh đó, người lái xe kia đã không chỉ lấy đi sức mạnh, sự tự chủ của bạn mà còn điều khiển cảm xúc của chính bạn. Vì thế, hãy chịu trách nhiệm với chính cảm xúc của mình; khi đã xác định được điều này, cảm xúc và suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi theo một chiều hướng khác.
🔶 Bước 4. Hướng đến một ý nghĩa khác
Bước thứ tư để làm chủ cảm xúc bản thân là tìm ra một ý nghĩa khác. Giả sử bạn đưa ra yêu cầu công việc dọn nhà với những đứa con nhà bạn, nếu bạn yêu cầu chúng làm đến lần thứ ba hoặc thứ tư nhưng chúng vẫn có “trơ ra” không làm gì cả, lúc này bạn có thể cảm thấy tức giận và quát tháo chúng… Nhưng cảm xúc tức giận này hoàn toàn có thể chỉ là biểu hiện của việc bạn cảm thấy chúng không tôn trọng, không lắng nghe ý kiến của bạn. Khi đã xác định được vấn đề như thế, bạn có thể xử lý vấn đề một cách đúng đắn hơn.
🔶 Bước 5. Chấp nhận cảm xúc
Bước thứ năm để làm chủ cảm xúc là chấp nhận cảm xúc đó. Mỗi cảm xúc có thể là một thông điệp từ thế giới xung quanh hoặc phản ảnh những trải nghiệm trước đây. Vì thế, cảm xúc có thể không sai nhưng hành động phản ứng lại với thông điệp đó chưa chắc đã đúng đắn. Chấp nhận cảm xúc mình đang có và sau này có thể kiểm tra lại nó và điều chỉnh nếu cần thiết.
🔶 Bước 6. Cảm xúc là sự chỉ dẫn
Bước thứ sáu, bạn có thể xác định với bản thân, cảm xúc luôn mang lại cho bạn một điều gì đó hữu ích. Khi bạn đi vào con đường vắng vẻ, cảm xúc lo lắng, bất an sẽ xuất hiện. Ngược lại, khi đi qua con phố đông đúc có cả camera an ninh… bạn sẽ thấy yên tâm hơn. Rõ ràng, trong tình huống này, cảm xúc là một thông điệp giúp bạn xác định tốt hơn về tình trạng bản thân và môi trường xung quanh.
🔶 Bước 7. Thay đổi cảm xúc
Nếu bạn đang phải trải qua cảm xúc tiêu cực như sắp phải bước vào kỳ thi và bạn thực sự lo lắng, căng thẳng. Điều này tạo ra sự cản trở không nhỏ cho bạn trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi. Để làm thay đổi cảm xúc này, bạn có thể đặt mình vào tình huống tâm lý khác như hồi tưởng lại kỳ thi trước mà bạn đã trải qua và đạt được kết quả tốt. Khi đó, những cảm xúc khi bạn vượt qua kỳ thi như sự tự tin, niềm vui… sẽ tràn ngập trong bạn. Như vậy, chiến lược ở đây là đưa mình vào trạng thái khác bằng việc nghĩ đến những trải nghiệm tích cực trước đây để thay đổi cảm xúc hiện tại của bạn.
Trên đây là một số bước để học cách làm chủ cảm xúc của bản thân và đưa bản thân mình vào những tình huống tốt nhất. Việc học cách lắng nghe chính mình, đặt câu hỏi cho chính mình không phải là việc làm đơn giản bởi nó luôn đòi hỏi kỷ luật và sự kiểm soát tốt từ phía bạn.
“Cảm xúc là kẻ thù số 1 của thành công” vì vậy hãy làm chủ cảm xúc của mình nhé!
Tổ Chức Giáo Dục Quốc Tế Langmaster

7 BƯỚC ĐỂ LÀM CHỦ CẢM XÚC BẢN THÂN:|]:|]:|]

Theo kinh nghiệm của tôi với hàng trăm Công ty đã đi vào hoạt động, Marketing không phải là một chức năng để phô trương chất lượng sản phẩm mà nó được sử dụng như một công cụ kiểm soát thị trường và bị phụ thuộc mật thiết vào yếu tố thời gian.

Marketing Startup khác rất nhiều so với cách tiếp thị truyền thống: Ít tiền, ít tài nguyên, ít nguyên tắc, ít hạn chế, ít kiểm sóat và ít thất bại hơn. Sáu chữ “ít” đã đủ thấy cơ hội thành công của nó nếu bạn biết đi đúng hướng.

Thực tế là phần khởi động thường không tốn bất kỳ khoản ngân sách lớn nào để tiếp thị. Điều này có nghĩa là họ phải sáng tạo nhiều hơn là những gì họ vẫn làm theo cách truyền thống. Là một huấn luyện viên và cố vấn với chuyên ngành tiếp thị, xây dựng thương hiệu, thông tin liên lạc, phương tiện truyền thông xã hội, tôi thường được hỏi câu: “10 cách thức Marketing hiệu quả nhất cho Start-up là gì?”. Tôi không muốn trả lời câu hỏi này kể từ khi tiếp thị không còn giống như một chiếc máy tính mà bạn có thể mua được ở bất cứ cửa hàng nào rồi ấn nút “play”.

“Tiếp thị cũng giống như một ly cà phê Cappuccino tốt” – Janne Saarikko

Qủa thực đúng như vậy, trước tiên bạn phải biết cách tạo ra một cốc cà phê tốt, còn nếu không, khi khách hàng biết được chất lượng cà phê của bạn không như những gì quảng cáo, họ sẽ không sử dụng chén thứ hai.

Hiểu như thế nào để làm cho cà phê tốt cần có thời gian, cam kết trước khách hàng chất lượng của nó. Startup cần phải nung nấu ý tưởng tiếp thị cho riêng mình, giống như nghệ thuật pha cà phê cũng vậy, chưa chắc cùng một công thức mà đã cho ra được những cốc cà phê giống nhau. Quan trọng là bạn làm gì chứ không phải bạn học gì.

Mục đích của bài viết này không phải là để dạy cho bất cứ ai biết cách để tiếp thị cho một doanh nghiệp start-up. Nếu bạn muốn điều đó, bạn có thể đi ra ngoài và tìm đến bất cứ hiệu sách nào gần nhà. Bài viết này sẽ chỉ cung cấp cho bạn ý tưởng chung về những phương pháp tiếp thị hữu ích cho một start-up. Hãy làm tuần tự các bước này, bởi chỉ cần một mắt xích sai thôi, bạn cũng sẽ thất bại.

• 1. Sở hữu một trang web

Mọi người cần có một trang web và hiểu vai trò của nó cho đúng.

Nếu bạn khởi động dịch vụ bán hàng trực tuyến, thì bạn nên tập trung tạo ra một trang web tốt nhất có thể, chứ đừng làm gì cũng nửa vời. Đó sẽ là một trung tâm dịch vụ, phân phối sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

Nếu bạn chỉ cần nâng cao nhận thức, có những nơi tốt hơn cho việc đó. Sau đó, chỉ sử dụng trang web để lấy cơ sở dữ liệu thông tin cơ bản, thông tin liên hệ, thông tin công ty, mô tả sản phẩm và các liên kết đến những nơi để tìm bạn.

Nếu bạn không xây dựng dịch vụ trên trang web, chỉ cần có ai đó để làm một trang web dựa trên WordPress.org. Thì chẳng việc gì phải quá đầu tư vào nó.

Tùy thuộc vào từng mục đích sở dụng mà thiết kế trang web của bạn cho thật phù hợp. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức để tập trung cho những công việc quan trọng hơn.

• 2. Dễ dàng được tìm thấy

Bạn làm gì khi bạn muốn biết thêm thông tin về bất cứ điều gì? Bạn sẽ nghĩ ngay đến một công cụ tìm kiếm và đó chắc chắn là Google.

Bạn cần phải xuất hiện ở vị trí đầu tiên hoặc thứ hai trong danh sách kết quả tìm kiếm trên Google. Nếu không, coi như bạn chẳng hề tồn tại. Cách tốt nhất để làm điều đó là để tạo ra nội dung tốt về sản phẩm của bạn và các từ khóa đề cập trong bài viết một cách tự nhiên nhất.

Có những công cụ tìm kiếm khác có thể sánh ngang với Google. YouTube là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai và SlideShare cũng là một nơi phổ biến cho các bài thuyết trình chuyên nghiệp.

Google+ sẽ giúp bạn có được vị trí kết quả tìm kiếm tốt hơn và trong một số lĩnh vực bạn cũng có thể tạo ra một cộng đồng thu hút người dùng tham gia

Chỉ cần tìm kiếm một người làm công việc SEO (Search Engine Optimization) là bạn sẽ nắm chắc một vé “thẳng lên thiên đường”. Người có thể cải thiện doanh số bán hàng cho bạn nhưng cũng có thể mang cả sự nghiệp của bạn xuống vực.

• 3. Được hoạt động trên phương tiện truyền thông xã hội

Marketing hiện đại không phải là phát thanh truyền hình. Bạn cần phải hoạt động trên hầu hết các nền tảng chính (phụ thuộc vào doanh nghiệp của bạn, nhưng Facebook, Twitter, LinkedIn, YouTube là những kênh phổ biến nhất) với tài khoản riêng của bạn, nhưng bạn cũng cần phải có những người bạn hoạt động chung.

Một nguyên tắc cơ bản trên phương tiện truyền thông xã hội là luôn luôn tạo ra giá trị thực tế và tham gia vào các cuộc thảo luận của người dùng. Trong dài hạn nỗ lực của bạn sẽ được đánh giá cao và sẽ mang về hiệu quả nhất định.

• 4. Làm cho mình có sẵn trên trực tuyến

Bạn cần phải có sẵn để những khách hàng tiềm năng hoặc bất cứ ai muốn tiếp cận bạn vì bất cứ lý do gì. Đây có thể là thông tin liên lạc của bạn, chat trực tuyến, hoặc dịch vụ khách hàng. Những câu hỏi lớn ở đây là: Làm thế nào để mọi người thấy chúng tôi nếu họ không biết gì về chúng tôi? Làm thế nào người ta nhận được liên lạc và làm thế nào để họ nhận biết về nó?

• 5. Luôn chuẩn bị sẵn sàng trên thực tế

Tổ chức sự kiện là một phần quan trọng của tiếp thị nhưng không phải trên diễn đàn trực tuyến. Bạn cần tạo ra một diện mạo tốt trước khách hàng. Bắt đầu bằng một gian hàng trong triển lãm thường lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn mà thực tế hiệu quả cũng chẳng đi đến đâu, trừ khi bạn có một “động cơ diesel” cực lớn để tiếp ứng hoặc một “bộ xương ngoài” vững chắc, còn không thì hãy dẹp ý tưởng nhảm nhí đó sang một bên.

Có lẽ là điều tốt nhất để làm là để bắt đầu tham dự các sự kiện như là diễn giả. Tất cả cuộc gặp gỡ lớn nhỏ đều mang lại những giá trị nhất định kể từ khi bạn sẽ nhận được sự chú ý nhiều hơn.

Nếu bạn không có các sự kiện để tham dự, hãy bắt đầu tự tạo ra chúng, thậm chí có thể cùng với các đối thủ cạnh tranh của bạn, nhưng đừng có bố trí bất cứ gian hàng sản phẩm nào bởi chẳng có ai hứng thú mua mấy đồ trong triển lãm đâu, họ chỉ vào đó để nhìn và nghe thôi.

• 6. Thúc đẩy việc bán hàng thông qua khách hàng

Tôi là một trong những tín đồ của tiếp thị và có thể kiểm soát doanh số bán hàng của mình. Điều này có nghĩa rằng tiếp thị ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bán hàng, phân tích hay nếu bạn muốn cải thiện các quy trình bán hàng thì hãy thực sự hiểu tiếp thị là gì.

Một người làm Marketing tốt không phải là làm cho sản phẩm của mình tốt nhất mà mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất. Marketing hướng đến khách hàng bao giờ cũng hiệu quả hơn hướng vào sản phẩm.

• 7. Có tính hệ thống và linh hoạt

Bạn nên có kế hoạch cho những gì bạn đang làm. Một bản kế hoạch Markering tổng thế kéo dài 6 – 9 tháng và chi tiết hơn trong 4 – 6 tuần đầu kinh doanh.

Bạn phải học được cách hiệu quả mà nhanh nhẹn. Nếu nhận ra điều gì đó không ổn, đừng chần chừ mà hãy thay đổi nó ngay khi nó còn nằm trong bản kế hoạch. Điều đó giúp bạn thực hiện mục tiêu dài hạn của mình có hiệu quả hơn.

• 8. Đo lường và phân tích

Tất cả mọi thứ bạn làm nên được thực hiện bởi một mục tiêu duy nhất. Bạn cần tính toán chính xác tất cả trường hợp có thể xảy ra, vạch ra những phương án dự phòng, phân tích nó dựa trên những gì bạn học hỏi được hoặc nếu không thì hãy nhìn sang phía những đối thủ cạnh tranh của bạn.

Ví dụ, nếu bạn sắp xếp một sự kiện, đặt mục tiêu. Số người tham gia có thể là mục tiêu quá gần còn bán hàng thì lại quá xa vời. Giả sử những người tham gia sự kiến đó muốn biết thêm về chi tiết sản phẩm thì bạn sẽ xử lý ra sao. Kế hoạch B có thể sẽ giúp ích bạn trong trường hợp này khi bạn kịp chuẩn bị nó trước đó.

• 9. Sự sáng tạo là vô cùng cần thiết

Dù bạn làm gì hãy luôn luôn có những ý tưởng khác nhau, bởi nếu làm theo những tiêu chuẩn, bạn sẽ khó được chấp nhận.

Sự sáng tạo cần được tập trung vào việc cung cấp giá trị thực cho khách hàng. Luôn luôn tự hỏi mình “Có gì trong đó cho khách hàng? Làm thế nào để anh ta/cô ta được hưởng quyền lợi đó?”

Theo Kinh Doanh Nhà Hàng
Giải pháp cà phê || Giaiphapcaphe.com

START-UP VÀ BÀI HỌC MARKETING PHÙ HỢP

01. Quy luật tiên phong: Trở thành người dẫn đầu sẽ hiệu quả hơn trở thành người giỏi hơn.

02. Quy luật chủng loại: Nếu bạn không thể trở thành người tiên phong trong một chủng loại sản phẩm nào đó, hãy chọn một sản phẩm mới mà bạn có thể trở thành người tiên phong.

03. Quy luật ghi nhớ: Được khách hàng nhớ đến đầu tiên sẽ hiệu quả hơn là xuất hiện đầu tiên trên thị trường.

04. Quy luật nhận thức: Marketing không phải là cuộc chiến về sản phẩm mà là cuộc chiến về nhận thức.

05. Quy luật tập trung: Vũ khí mạnh mẽ nhất trong marketing là gắn được một từ ngữ vào tâm trí khách hàng.

06. Quy luật độc quyền: Hai công ty không thể có chung một ấn tượng trong tâm trí khách hàng tiềm năng.

07. Quy luật nấc thang: Chiến lược bạn sử dụng tùy thuộc vào việc bạn đang ở nấc thang nào.

08. Quy luật song đôi: Cuối cùng, mọi thị trường đều trở thành một cuộc đua song mã.

09. Quy luật đối nghịch: Nếu bạn muốn nhắm vào vị trí thứ hai, chiến lược của bạn sẽ phụ thuộc vào người tiên phong.

10. Quy luật phân chia: Theo thời gian, một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia và trở thành hai hoặc nhiều chủng loại.

11. Quy luật viễn cảnh: Hiệu ứng marketing chỉ phát huy tác dụng sau một thời gian dài.

12. Quy luật mở rộng: Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được.

13. Quy luật hy sinh: Để có được thứ gì đó, bạn phải từ bỏ một thứ khác.

14. Quy luật đặc tính: Bất cứ một đặc tính sản phẩm nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả đi kèm.

15. Quy luật thành thật: Khi bạn thừa nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn một ưu điểm.

16. Quy luật đòn then chốt: Trong mỗi tình huống, chỉ cần một hành động duy nhất cũng sẽ mang lại nhiều kết quả đáng kể.

17. Quy luật không thể dự đoán: Nếu không phải là người lập kế hoạch của đối thủ cạnh  tranh, bạn không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

18. Quy luật thành công: Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo,và kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại.

19. Quy luật thất bại: Thất bại là điều cần được dự báo và chấp nhận.

20. Quy luật cường điệu: Tình hình thực tế thường trái ngược hoàn toàn với những gì giới truyền thông đưa tin.

21. Quy luật gia tốc: Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa vào những mốt nhất thời, mà dựa vào khuynh hướng.

22. Quy luật nguồn lực: Một ý tưởng sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về mặt tài chính.

Lời kết:

Sẽ là thiếu sót nếu chúng tôi không cảnh báo các bạn về những rủi ro tiềm ẩn khi cố gắng áp dụng những quy luật marketing này vào công việc kinh doanh của mình. Nhiều quy luật trong cuốn sách này gần như đi ngược với những tiêu chí, tôn chỉ hoạt động, thông lệ và bản sắc của công ty.
22 Quy luật bất biến trong Marketing - First News và NXB Trẻ TPHCM

22-quy-luat-bat-bien-trong-marketing